Khoa học, Kỹ thuật và Giáo dục Ba_Lan

Trường Đại học Wroclaw - sảnh đường LeopoldinaNhà bác học nữ người Ba Lan Maria Skłodowska-Curie, người đầu tiên giành được 2 giải Nobel

Giáo dục trong xã hội Ba Lan đã được các vị vua cai trị quan tâm tới ngay từ thế kỷ XII. Cuốn danh mục thư viện Thánh đường Giáo hội Kraków có niên đại từ năm 1110 cho thấy ngay từ đầu thế kỷ XII tầng lớp trí thức Ba Lan đã tiếp cận với văn hóa châu Âu. Năm 1364, tại Kraków, Đại học Jagiellonian, do Vua Casimir III sáng lập đã trở thành một trong những trường đại học lớn và sớm nhất châu Âu. Năm 1773 Vua Stanisław August Poniatowski đã thành lập Hội đồng Giáo dục Quốc gia (Komisja Edukacji Narodowej), bộ giáo dục quốc gia đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, Ba Lan có hơn một trăm viện giáo dục sau Trung học; các trường đại học truyền thống có tại các thành phố Gdańsk, Bydgoszcz, Katowice, Kraków, Lublin, Łódź,Olsztyn, Poznań, Rzeszów, Toruń, WarszawaWrocław cũng như các trường đại học kỹ thuật, y, kinh tế có mặt ở khắp nơi trên đất nước với khoảng 61.000 nhân viên. Có khoảng 300 viện nghiên cứu và phát triển với 10.000 nhà nghiên cứu. Tổng số có khoảng 91.000 nhà khoa học tại nước Ba Lan hiện nay.

Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Ba Lan đã có những đóng góp vô cùng đáng kể cho nhân loại trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và toán học. Nổi tiếng nhất là Nicolaus Copernicus (Mikołaj Kopernik), người đã nêu lên thuyết nhật tâm khẳng định Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Những thành tựu và khám phá của Copernicus được coi là nền tảng của văn hóa và bản sắc văn hóa Ba Lan.

Các tổ chức giáo dục đại học của Ba Lan; các trường đại học truyền thống, cũng như các tổ chức kỹ thuật, y tế và kinh tế, có nhân sự bao gồm khoảng 61.000 nhà nghiên cứu cùng với đội ngũ nhân viên. Có khoảng 300 viện nghiên cứu và phát triển, với tổng cộng khoảng 10.000 nhà nghiên cứu. Tổng cộng, có khoảng 91.000 nhà khoa học ở Ba Lan ngày nay. Tuy nhiên, trong thế kỷ 19 và 20, nhiều nhà khoa học Ba Lan đã làm việc ở nước ngoài; một trong những nhà khoa học lưu vong nổi tiếng nhất là Maria Skłodowska-Curie, một nhà vật lýhóa học sống phần lớn cuộc đời của bà ở Pháp.

Trong nửa đầu thế kỷ 20, Ba Lan là một trung tâm toán học hưng thịnh. Các nhà toán học xuất sắc người Ba Lan đã thành lập Trường Toán học Lwów (với những tên tuổi như Stefan Banach, Stanisław Mazur, Hugo Steinhaus, Stanisław Ulam) và Trường Toán học Warsaw (với những tên tuổi như Alfred Tarski , Kazimierz Kuratowski, Wacław Sierpiński và Antoni Zyg.

Hơn 40 trung tâm nghiên cứu và phát triển và 4.500 nhà nghiên cứu biến Ba Lan thành trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất ở Trung và Đông Âu. Các công ty đa quốc gia như: ABB, Delphi, GlaxoSmithKline, Google, IBM, Intel, LG Electronics, Microsoft, Motorola, SiemensSamsung đều đã thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Ba Lan. Các công ty này đã chọn Ba Lan vì có sẵn lực lượng lao động trình độ cao, sự hiện diện của các trường đại học, sự hỗ trợ của chính quyền và có một thị trường lớn nhất ở Đông-Trung Âu. Theo báo cáo KPMG năm 2011, 80% các nhà đầu tư hiện tại của Ba Lan hài lòng với lựa chọn của họ và sẵn sàng tái đầu tư.

Viễn thông và Công nghệ thông tin

Lĩnh vực viễn thông chiếm 4.4% GDP (cuối năm 2000), so với 2.5% năm 1996. Tuy nhiên, dù có chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông lớn (mức độ sử dụng điện thoại chỉ tăng từ 78 trên 1000 dân năm 1989 lên 282 năm 2000)
mức độ sử dụng điện thoại di động 660 người trên 1000 dân (2005)

  • Điện thoại - di động: 25.3 triệu (Raport Telecom Team 2005)
  • Điện thoại - cố định: 12.5 triệu (Raport Telecom Team 2005)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ba_Lan http://www.airdisaster.com/cgi-bin/view_details.cg... http://www.defensenews.com/article/20120222/DEFREG... http://www.defensenews.com/story/defense/internati... http://economist.com/displaystory.cfm?story_id=408... http://www.worldstopexports.com/polands-top-import... http://www.eurotopics.net/en/home/presseschau/arch... http://www.cream-migration.org/publ_uploads/CDP_29... http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2017/01/we... http://hdr.undp.org/sites/default/files/hdr_2015_s... http://www3.weforum.org/docs/WEF_GlobalCompetitive...